5 XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2023 BẠN CẦN BIẾT NẾU MUỐN CHIẾN DỊCH MARKETING CỦA BẠN THÀNH CÔNG

Theo báo cáo của SYNC Đông Nam Á, vào cuối năm 2023, nền kinh tế kỹ thuật số và tương lai ngành Thương mại điện tử Đông Nam Á dự kiến sẽ giữ vững mức tăng trưởng 5,1% so với thị trường khác. Trong khi đó, người dùng kỹ thuật số ở khu vực này ngày càng mở rộng và dự báo sẽ tăng thêm 402 triệu người vào năm 2027.

Vì thế, dù bạn là doanh nghiệp mới hay doanh nghiệp lâu năm trên thị trường, thì các số liệu trên đã cho thấy triển vọng tuyệt vời của ngành Thương mại điện tử và cơ hội mang lại lợi nhuận dành cho bạn trong năm 2023. Tại báo cáo chuyên sâu dưới đây, cùng chúng tôi điểm qua những thách thức mà các thương hiệu thường gặp phải, đồng thời, dự đoán 05 xu hướng thương mại điện tử mới nhất trong năm 2023.

Xu hướng #1: #TikTokMadeMeBuyIt

Nhờ các video ngắn chuyển đổi trực tiếp thành doanh số, TikTok đã trở thành một công cụ tiếp thị thiết yếu cho các thương hiệu. Bằng chứng là có 4,6 tỷ lượt xem cho những video gắn kèm hashtag #TikTokMadeMeBuyIt. Những nhà sáng tạo nội dung hoặc các influencer thường sáng tạo một xu hướng hoặc quay video chia sẻ cảm nhận của mình về sản phẩm. Những video có nội dung hài hước, kịch tính, hữu ích và gắn kèm hashtag nổi bật sẽ khuyến khích người theo dõi họ tiếp tục tự tạo ra nội dung của riêng mình, từ đó thúc đẩy nhiều người mua hàng hơn. 

Đến nay, nhờ tính năng thân thiện với người dùng mà TikTok đã trở thành công cụ tìm kiếm được ưa chuộng hơn cả Google. Những tính năng của TikTok rất phù hợp với tính cách độc đáo của Gen Z – thích khám phá thực tế, thời gian tập trung ngắn, thích nghe thông tin một cách trực tiếp thay vì đọc quá nhiều trang web mà không mang lại kết quả gì. Bên cạnh đó, Gen Z Đông Nam Á dùng điện thoại hơn sáu tiếng một ngày, 63% trong đó là lướt TikTok để tìm kiếm sản phẩm và cập nhật xu hướng mới nhất.

TikTok cho phép khách hàng mua sắm trực tiếp từ doanh nghiệp ngay trên kênh bán hàng mà không cần điều hướng họ đến trang web bên ngoài, điều này giúp họ dễ dàng và thuận tiện vì các kênh bán hàng cung cấp nhiều lựa chọn và giá thấp hơn so với trang web thương mại hay mua tại cửa hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng các nội dung hấp dẫn, dẫn dắt họ truy cập vào kênh bán hàng thông qua livestream hoặc quảng cáo trả phí. 

Nhìn chung, doanh nghiệp nên tận dụng sự phát triển của nền tảng này cho việc xây dựng cửa hàng trực tuyến và tăng độ nhận diện thương hiệu của mình.

Xu hướng #2: Livestreaming

Livestream sẽ giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng của mình. Vì livestream mang tính tự phát và tương tác tự nhiên, nên người xem livestream có thể giao lưu trực tiếp với người bán hàng. Theo McKinsey & Company, tỉ lệ chuyển đổi của livestream trực tiếp là 30%, cao hơn gấp 10 lần so với những sàn Thương mại điện tử thông thường.

Khâu chuẩn bị chính là chìa khóa then chốt cho một buổi livestream suôn sẻ và hấp dẫn. Từ việc lựa chọn địa điểm studio, kiểm tra thiết trị và ánh sáng, cho đến việc xây dựng nội dung và lựa chọn influencer, mọi thứ đều phải sẵn sàng. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra những trường hợp không lường trước, vì thế chúng ta cần chuẩn bị các thiết bị dự phòng và những influencer có kinh nghiệm để sẵn sàng xoay sở với những điều bất ngờ. 

Trước phiên livestream, bạn cũng có thể tạo sự thu hút và tò mò cho khách hàng ở các phiên sắp tới bằng cách cung cấp phiếu giảm giá ưu đãi hoặc quà tặng phiên bản giới hạn. Một buổi livestream thành công sẽ không chỉ thúc đẩy thương hiệu mà còn giúp tăng doanh số bán hàng của bạn.

KitKat đã chứng minh sự hiệu quả của livestream trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến và lượt đến thăm cửa hàng ở Melbourne và Sydney. Chiến dịch đã mang lại hơn một phần ba doanh thu hàng năm của KitKat Chocolatory ở Úc và tăng 23 điểm nhận thức về thương hiệu của người Úc.

Với những khách hàng tương tự, doanh thu cũng được cải thiện 9,8 lần từ lần ra mắt sản phẩm mới so với một lần livestream trung bình.

Xu hướng #3: Tối ưu hóa trên Brand.com và các thị trường trực tuyến khác

Hãy xây dựng chiến dịch đơn giản

Điều quan trọng nhất của chiến dịch là xác định rõ mục tiêu. Để xây dựng thương hiệu và thu hút người dùng, chúng ta nên đẩy quảng cáo trên kênh truyền thông và công cụ tìm kiếm. Để tăng tỉ lệ chuyển đổi, hãy tung ra khuyến mãi và ưu đãi có hạn. Chiến dịch của bạn chính là công cụ dẫn dắt khách hàng hành động theo những gì mà bạn mong muốn.

Tối ưu hóa nội dung trên công cụ tìm kiếm SEO & SEM

Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và tiếp thị (SEM) là rất quan trọng, từ đó tăng khả năng hiển thị sản phẩm của bạn khi khách hàng tìm kiếm trên các kênh truyền thông. Hiểu và lựa chọn đúng từ khóa và sẽ giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Quy trình thanh toán dễ dàng

Hãy để tất cả thông tin thanh toán trong cùng một trang. Đặt mã khuyến mãi và giảm giá trên trang để khách hàng của bạn không rời khỏi trang thanh toán. Thông báo chính sách bảo mật khi thanh toán để giúp họ yên tâm mua hàng.

Trải nghiệm “đập” hộp

“Đập” hộp là một trong những trải nghiệm quan trọng. Hãy thiết kế bao bì để khách hàng phấn khích khi nhận được sản phẩm của bạn giống như nhận được quà vào ngày sinh nhật của mình. Những influencer và youtuber cũng sẽ chia sẻ khoảnh khắc “đập” hộp sản phẩm của bạn nếu nó thú vị.

Truyền tải thông điệp sản phẩm của bạn

Bao bì của bạn phải bảo vệ được hàng hóa và thể hiện cá tính thương hiệu. Hãy đính kèm lời cảm ơn viết tay để thể hiện sự tri ân đối với khách hàng, kèm theo tờ rơi quảng cáo giới thiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi và sản phẩm bán chạy nhất để khuyến khích mua thêm. Một khách hàng cảm thấy được trân trọng và hài lòng sẽ luôn quay lại vì trải nghiệm mà bạn để lại cho họ.

Xu hướng #4: Tăng cường tự động hóa

Vào các ngày lễ hội mua sắm như 11.11 hay 12.12, các doanh nghiệp không chỉ xoay xở với việc lên chiến lược mà còn phải quan tâm tới công việc sản xuất nội dung trên các nền tảng Thương mại điện tử, nhằm mục tiêu tăng lượng khách đến cửa hàng. Tùy thuộc vào quy mô của chiến dịch, các thương hiệu cần làm mới nội dung của họ thường xuyên hơn từ 5 đến 6 lần so với đối thủ cạnh tranh, để đảm bảo nội dung được cập nhật đầy đủ cho các mùa lễ hội và sự kiện quảng cáo. Vì thấy, chúng ta cần các công cụ tự động hóa để sản xuất một lượng lớn nội dung truyền thông.

Một báo cáo của McKinsey chỉ ra rằng bằng các dữ liệu từ nhiều phân khúc khách hàng, các giao dịch trước đó và phương tiện truyền thông,  công cụ tự động hóa có thể tạo ra lượng lớn gợi ý sản phẩm cho khách hàng. Việc gợi ý này sẽ giúp tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi bán hàng (đã được chứng minh bởi các tập đoàn khổng lồ như Amazon và Netflix).

Tính năng tự động hóa sẽ giúp giảm khối lượng công việc và giảm bớt quy trình làm việc cho nhân viên, cho phép nội dung sản xuất chất lượng hơn chỉ trong thời gian ngắn mà còn phù hợp với nhiều nhóm đối tượng. Tương tự, những việc như thiết kế hình ảnh và banner trên các nền tảng có thể thực hiện dễ dàng, giảm thiểu công việc thủ công và số giờ làm việc. Do đó, doanh nghiệp có thêm thời gian và giảm chi phí trong khi vẫn duy trì chất lượng nội dung.

Xu hướng #5: Cá nhân hoá bán hàng đa kênh

Trong bối cảnh đại dịch, khoảng 70 triệu người ở Đông Nam Á sử dụng kỹ thuật số nên chi phí này tăng vọt điều đó cho thấy các doanh nghiệp cần thiết lập độ nhận diện thương hiệu trực tuyến và ngoại tuyến qua trang web, các ứng dụng, kênh xã hội và email để tiếp cận người tiêu dùng đúng thông điệp đúng thời điểm. Một nghiên cứu phân tích hành vi mua hàng của 8.600 người cho việc mua sắm trực tuyến là một điểm cộng trong mắt khách hàng.

 

Phong phú và trực quan hóa dữ liệu giúp thương hiệu nắm bắt được khách hàng nào có mục đích mua hàng cao để thu thập thông tin cá nhân của họ. Các thông tin này giúp cá nhân hóa nội dung truyền tải và quảng cáo phù hợp hơn trên các nền tảng xã hội hoặc Thương mại điện tử để tác động đến quyết định mua hàng. Bên cạnh đó, nội dung và quảng cáo chiến dịch được điều chỉnh để thu hút nhiều đối tượng nên đây cũng là cách hiệu quả để tỷ lệ tăng chuyển đổi. Ví dụ: một công ty làm đẹp Hàn Quốc tìm sự tăng trưởng mới vào năm 2021 và nhờ lưu trữ dữ liệu cá nhân của khách hàng mà công ty hiểu rõ hơn về họ. Sau đó, công ty thiết kế và xây dựng các chiến dịch nhắm vào nhiều nhóm đối tượng trên các kênh mà khách hàng sử dụng. Điều này giúp trải nghiệm mua hàng tốt hơn biến khách hàng trở thành khách hàng tiềm năng của công ty.

Trên thị trường Thương mại điện tử Đông Nam Á, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong về sự mở rộng người dùng kỹ thuật số. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mới và lâu năm để khai thác tiềm năng của ngành này và đạt lợi nhuận. Qua bài viết trên, LYON đã cung cấp đến bạn 5 xu hướng thương mại điện tử đáng chú ý trong năm 2023 để các chủ doanh nghiệp nắm bắt dòng chảy thị trường mới nhất, từ đó xây dựng chiến dịch marketing thành công cho doanh nghiệp.

Nguồn: 

05 eCommerce trends to look out for in 2023 – Share by ADA

Top 10 Global Consumer Trends 2023 – Share by WorldLine Technology

Được gắn thẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *